Thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

31/05/2021 1398 lượt xem
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở theo quy định mới nhất.

Căn cứ, thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Theo Điều 52 Luật đất đai 2013 khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở thì căn cứ vào:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

Hiện nay, theo Luật Đất đai 2013, khi chuển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu chuyển mục đích dụng đất, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ và nắm rõ thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT - BTNMT người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo  Mẫu số 1

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ)

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý

- Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu hồ sơ đủ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thẩm tra hồ sơ;

- Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Thông báo và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp tiền;

- Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4: Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.

Thời hạn giải quyết

- Không quá 15 ngày (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/ NĐ - CP)

Số tiền phải nộp khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/ NĐ - CP quy định: Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp

=

Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở

-

Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Lưu ý: Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất; được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 05 năm (Theo Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP)

 

Bài viết cùng chuyên mục
  • Đất ở như thế nào là tốt bạn đã biết?

    Lượt xem: 1387
    Một mảnh đất được coi là tốt nếu đối diện của nó là đường cái hoặc những nơi thông thoáng, có ánh sáng. Một mảnh đất được coi là xấu nếu phía trước nó là một rừng cây hoặc khu nghĩa địa, bệnh viện… bởi những nơi này thường có nguồn âm khí rất lớn, sẽ không tốt nếu bạn xây dựng nhà cửa trên mảnh đất đó. Trong phong thủy, phía trước mảnh đất là một cây đại thụ lớn, bạn tuyệt đối đừng lên mua vì đây là điều cấm kỵ.
  • Hợp đồng đặt cọc là gì? Cần lưu ý những gì khi ký hợp đồng đặt cọc?

    Lượt xem: 1262
    Đặt cọc là một trong những phương thức được thực hiện đầu tiên trong các giao dịch kinh tế. Đặc biệt là giao dịch bất động sản. Hợp đồng đặt cọc thường được sử dụng trong các giao dịch bất động sản vì có tính pháp lý cao, đây được xem là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra nếu vấn đề mua bán gặp trục trặc.
  • Bất động sản Bình Thuận đứng trước cơ hội bứt phá

    Lượt xem: 1287
    Sở hữu bờ biển đẹp, hạ tầng dần hoàn thiện, Bình Thuận đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn bất động sản ra khỏi các đô thị lớn.
  • Bất động sản Bình Thuận: Những cánh chim lớn đổ về tạo bước đột phá

    Lượt xem: 1153
    Năm 2019, Bình Thuận là địa phương có sự bùnh nổ mạnh mẽ về bất động sản nghỉ dưỡng. Với thế mạnh gần 200km đường bờ biển phủ đầy cát trắng bên làn nước trong xanh, cùng hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm sắp triển khai, địa phương này hứa hẹn sẽ là điểm đến của nhà đầu tư trong năm 2020.
  • Bình Thuận chính thức tăng tốc trong cuộc đua bất động sản

    Lượt xem: 1196
    Thị trường bất động sản tại các thành phố lớn gặp khó khăn, nhiều người có nhu cầu về nhà đất dần dịch chuyển về các vùng ven tìm cơ hội mới. Trong đó, một số khu vực đang được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ trở thành đích đến của nhiều nhà đầu tư.
  • Dự báo thị trường bất động sản Bình Thuận năm 2020: Giá đất sẽ tăng mạnh?

    Lượt xem: 1388
    TBCKVN - Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới hạ tầng, thời gan qua, thị trường bất động sản Bình Thuận đã liên tục đón những đợt sóng đầu tư mới. Theo đó, các nhà đầu tư thứ cấp, môi giới, cò đất cũng tìm về địa phương này...
  • Không kém cạnh Phan Thiết và Mũi Né, Kê Gà xuất hiện thiên đường ẩm thực, giải trí đêm

    Lượt xem: 1402
    Đón đầu tiềm năng du lịch sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian tới, bất động Bình Thuận đang ưu tiên phát triển nhiều dự án nghỉ dưỡng trọng điểm, theo đó Phan Thiết, Mũi Né, Kê Gà đặc biệt thúc đẩy khai thác hoạt động du lịch đêm.
X
Top