Đặt cọc là một trong những phương thức được thực hiện đầu tiên trong các giao dịch kinh tế. Đặc biệt là giao dịch bất động sản. Hợp đồng đặt cọc thường được sử dụng trong các giao dịch bất động sản vì có tính pháp lý cao, đây được xem là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra nếu vấn đề mua bán gặp trục trặc.
Do đó, dù mối quan hệ của bạn với người bán có thân thiết đến mức nào đi chăng nữa thì việc đặt cọc là điều vô cùng quan trọng và không nên bỏ qua. Hãy nên nhớ một điều, nên xây dựng hợp đồng đặt cọc giữa bạn với đối phương, nhất quyết không đặt cọc bằng lời nói.
Để đảm bảo tối đa quyền lợi mà bạn có thể đạt được trong hợp đồng đặt cọc, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
– Lưu ý 1: Kiểm tra tính chính xác về danh tính của đối phương
Để kiểm tra chính xác người tham gia ký kết hợp đồng với bạn có phải là chủ nhân hợp pháp của bất động sản mà bạn đang ký kết hay không, bạn cần kiểm tra thông tin trên chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người đó có trùng khớp với thông tin của chủ hữu. Để việc kiểm tra trở nên chính xác hơn, bạn có thể xin bản phô tô sổ hồng để mang lên UBND phường để nhờ kiểm tra thêm thông tin cần thiết.
– Lưu ý 2: Kiểm tra bất động sản đó có được phép mua bán hay chuyển nhượng hay không?
Trong một số trường hợp, vì lý do không tìm hiểu rõ thông tin về dự án bất động sản được ký kết trên hợp đồng mà nhiều người mua đã bị lừa ký vào những dự án nằm trong quy hoạch của nhà nước. Do đó, để tránh trường hợp đáng tiếc này, bạn có thể đến Phòng quản lý đô thị gần nhất hoặc đến UBND gặp bộ phận kiểm tra quy hoạch nơi mà bất động sản ký kết được tọa lạc để giúp xác minh rõ thông tin này.
Bên cạnh đó, bạn còn phải kiểm tra xem bất động sản có vướng phải tranh chấp hoặc kiện tụng nào không. Nếu bất động sản mắc phải tranh chấp thì việc tiến hành ký hợp đồng sẽ không được chứng thực. Trường hợp này, bạn rất dễ bị mất cọc.
-Lưu ý 3: Khi soạn hợp đồng.
Thông thường sẽ có một quy tắc ngầm mà hầu hết ai cũng hiểu, đó là: Người nào tạo hợp đồng, người đó sẽ có lợi hơn mặc dù phải trải qua sự xét duyệt của đối phương. Do đó, việc giành ra chút thời gian để nghiên cứu và tạo hợp đồng sẽ giúp bạn vừa nắm bắt thêm các thông tin cần thiết, bên cạnh đó sẽ có lượi cho mình nhiều hơn.
Khi soạn hợp đồng, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Kiểm tra các thông tin quan trọng như: thông tin về chủ bất động sản, thông tin về bất động sản, vị trí bản đồ, giá thỏa thuận và giá trên hợp đồng, ngày bán giao nhà, người chịu trách nhiệm cho các lệ phí và thuế, các đợt thanh toán hợp đồng ….. Sau khi đã có sự đồng ý và thống nhất giữa các bên về điều khoản hợp đồng, hợp đồng được hoàn tất và đi đến giai đoạn ký kết. Bạn cần chắc chắc có thêm người thân của đối phương cùng tham gia trong quá trình ký kết và có người làm chứng hợp pháp để tránh các rắc rối về sau. Sau khi tiến hành thanh toán tiền, bạn cần giữ lại biên bản xác nhận đã thanh toán tiền có chữ ký và xác nhận của đối phương hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng với nội dung liên quan đến giao dịch.
Nếu bạn là người chưa từng có kinh nghiệm trong các giao dịch bất động sản như thế này, bạn có thể nhờ đến một nhà môi giới uy tín. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích và tốt nhất cho bạn.
Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần lưu ý khi làm Hợp đồng đặt cọc và giúp bạn hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo an toàn cả về tài sản và tiết kiệm thời gian cho bạn